Dịch vụ tư xuất khẩu thông qua TMĐT

Dịch vụ tư xuất khẩu thông qua TMĐT

Trước đây xuất khẩu thường thông qua kênh truyền thống như tham gia các hội trợ triển lãm quốc tế, liên hệ với đại sứ quán và các thương vụ tại nước ngoài để kết nối và thương thảo hợp đồng ngoại thương. Tuy nhiên, hòa cùng với thời đại công nghệ 4.0 và sự hội nhập toàn cầu hóa. Thương mại điện tử đã mang lại rất nhiều lợi ích trong cuộc tìm kiếm khách hàng nội địa cũng như quốc tế. Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2B (Business to Business) là một mô hình kinh doanh online giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Các giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ được diễn ra trên một sàn thương mại điển tử.

1. Thương mại điện tử là gì?

– “Thương mại điện tử được hiểu là giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ thông qua môi trường mạng Internet” – Có rất nhiều các loại hình TMĐT tuy nhiên 3 loại hình chúng ta thường được nghe và tiếp xúc nhiều nhất đó là: B2C (doanh nghiệp tới người tiêu dùng), B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp), C2C (người tiêu dùng với người tiêu dùng). Cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều tìm kiếm khách hàng và đối tác thông qua Website B2B. Nếu bạn là một trong số các doanh nghiệp đã xuất khẩu qua kênh truyền thống, hoặc chưa bao giờ xuất khẩu nhưng có mong muốn đưa sản phẩm của mình, hay thương mại sản phẩm thế mạnh của Việt Nam ra thị trường quốc tế thì chắc chắn không thể bỏ qua các website B2B. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu kỹ hơn về nền tảng TMĐT B2B.

1.1 Nền tảng thương mại B2B – B2B (Business to Business) được hiểu là mô hình giao dịch thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp, như nhà sản xuất với người bán buôn, hay người bán sỉ với người bán lẻ. Đây là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau. Các nhà máy sản xuất hoặc các công ty thương mại lớn thường lựa chọn phương thức này làm kênh bán hàng chính hiện nay. B2B xuất khẩu được hiểu là các giao dịch thương mại giữa các công ty nằm ngoài lãnh thổ quốc gia. Các mô hình B2B thường gặp là: mô hình B2B chủ yếu thiên về bên mua, mô hình B2B chủ yếu thiên về bên bán, mô hình B2B dạng trung gian và cuối cùng là mô hình B2B dạng thương mại hợp tác. Các chuyên gia về thương mại điện tử dự đoán đây sẽ là mô hình kinh doanh phát triển nhanh chóng hơn B2C (Business to Customer), bởi việc hợp tác giữa các doanh nghiệp thường mang lại lợi ích đa dạng và hiệu quả nhanh hơn. Các nhà máy sản xuất thường sẽ chuyên bán buôn/sỉ chứ không muốn tự mình sản xuất và phân phối bán lẻ trực tiếp. Và website các doanh nghiệp này sử dụng làm phương thức chính giao tiếp và trao đổi việc kinh doanh được gọi là các website thương mại điện tử B2B. Các website thương mại điện tử B2B ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng doanh thu và khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang đứng trước một sự chuyển mình rất lớn trong giai đoạn phát triển công nghệ 4.0 và sự hội nhập toàn cầu hóa. Bởi vậy chúng ta buộc phải tư duy về TMĐT và lựa chọn kênh phân phối và bán sản phẩm của mình một cách đúng đắn, như vậy có thể tận dụng được các lợi ích từ TMĐT có sẵn, cơ hội Marketing 24/7 trên toàn cầu, và sẽ không bị ở lại phía sau. Bán hàng B2B là bán buôn nên cần thiết phải biết học tập kỹ năng đàm phán, chẳng hạn đàm phán về giá cả, chất lượng hàng hóa, chế độ hỗ trợ trong thanh toán, vận chuyển, thu hồi công nợ, … trước khi đi đến ký kết hợp đồng mua bán.

1.2 Nền tảng TMĐT B2C – Mô hình kinh doanh B2C (Business to customer) là hình thức kinh doanh từ doanh nghiệp, công ty tới khách hàng. Các giao dịch mua bán diễn ra mạng internet, tất nhiên khách hàng ở đây là những cá nhân mua hàng phục vụ cho mục đích tiêu dùng bình thường, không phát sinh thêm giao dịch tiếp theo. Đây là mô hình kinh doanh khá phổ biến ở nước ta, ví dụ bạn lên mạng mua các sản phẩm tiêu dùng từ một shop thời trang online, đấy chính là mô hình kinh doanh B2C. Hoặc bạn mua điện thoại từ một cửa hàng online về sử dụng, đó cũng là mô hình B2C. – Chính vì người dùng cá nhân nên không phải tốn công đàm phán giữa hai bên quá nhiều. Bởi tất cả điều kiện mua hàng, giá cá, chính sách, đổi trả hàng hóa đều được cập nhật chi tiết trên website bán hàng. Khách hàng chỉ cần đọc qua những điều khoản, giá cả rồi quyết định có mua hàng hay không. Việc hoàn thành đơn hàng thông qua các bước click trên chính nền tảng TMĐT, lựa chọn phương thức thanh toán và giao hàng, sau đó chờ nhận hàng là xong. Amazon.com hiện tại là kênh bán hàng B2C lớn nhất thế giới. Cho dù bạn là nhà máy sản xuất hay thương mại thì đều phù hợp để bán lẻ trên nền tảng này.

2.1 Các kênh tìm kiếm khách hàng Quốc tế

2.1.1. Top 5 nền tảng TMĐT B2B phổ biến trên thế giới

1. Alibaba.com

Alibaba.com được đánh giá là trang web B2B lớn nhất thế giới về thương mại bán buôn toàn cầu. Alibaba là thị trường trực tuyến B2B lớn nhất thế giới có nguồn gốc từ Trung Quốc.  

2. IndiaMART

IndiaMart là trang thương mại điện tử lớn nhất Ấn độ và được coi là trang TMĐT lớn thứ 2 thế giới sau Alibaba.com với hơn 3 triệu nhà cung cấp trên toàn cầu.

3. eWorldtrade

eWorldtrade là công ty con của Reckon Media LLC, một công ty cung cấp dịch vụ công nghệ và phương tiện kỹ thuật số có trụ sở tại Mỹ. Đây là website B2B duy nhất hiện cung cấp tối đa 10 khách hàng tiềm năng miễn phí khi bạn đăng kí. Đây đã là một điểm bán hàng khổng lồ cho các doanh nghiệp với 220 quốc gia và khu vực từ khắp nơi trên thế giới.

4. Made-in-China

Là một website được khởi tạo từ Trung Quốc. Với một thị trường dân số đứng đầu trên thế giới, made-in-china.com nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước, vươn lên khẳng định ở vị thế top 5 sàn thương mại điện tử B2B lớn nhất toàn cầu. Hoạt động theo mô hình bên thứ 3 một cách toàn diện, Made-in-China đã thu hẹp tối đa khoảng cách giữa người mua và nhà cung cấp, nhà sản xuất, doanh nghiệp trên toàn cầu. Đánh giá đầy đủ thông tin về các nhà cung cấp trả tiền là một tính năng là trải nghiệm vô cùng độc đáo, mang lại sự minh bạch và hài lòng cho khách hàng. Đó là một lý do lớn tạo dựng nên sự phát triển bền vững của Made-in-China. Trang web có quy mô hơn 27 danh mục sản phẩm chính và 3600 danh mục phụ.

5. Ec21.com

Qua một thời gian xây dựng và phát triển, EC21 đã khẳng định vị thể là một sàn thương mại điện tử theo mô hình B2B. Nhờ vào giao diện website thân thiện, đêm lại sự tiện lợi các các doanh nghiệp. Thông qua ec21.com, doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối trên phạm vi toàn cầu, từ vai trò người mua với nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, … Cho tới hiện tại, quy mô của EC21 có hơn 2 triệu công ty thành viên với số lượng 7 triệu sản phẩm và 3,5 triệu người mua trong cơ sở dữ liệu cùng số lượng khách hàng truy cập vượt mức 3,5 triệu lượt/tháng. Có nhiều website B2B đang hoạt động tốt trên thế giới, nhưng phù hợp và gần gũi nhất với người VN thì có lẽ chỉ cần kể đến 5 website được đề cập bên trên.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *